Phương án đầu tư cao tốc TP.HCM – Thủ Dầu Một – Chơn Thành đoạn qua Bình Dương

Quy mô đầu tư 53km cao tốc TP.HCM – Thủ Dầu Một – Chơn Thành đoạn qua Bình Dương; Ý tưởng hành lang liên kết vùng mới được Bình Dương và Tây Ninh thảo luận… là những thông tin đáng chú ý được Hoàng Khôi Group cập nhật trong 24h qua.

Hình minh họa
Hình minh họa
Quy mô đầu tư 53km cao tốc TP.HCM – Thủ Dầu Một – Chơn Thành đoạn qua Bình Dương

Dự án đường cao tốc TP.HCM – Thủ Dầu Một – Chơn Thành xuất phát từ Vành đai 3 đến tỉnh Bình Phước dài khoảng 60,4km; trong đó đoạn từ đường Vành đai 3 đến ranh tỉnh Bình Dương – Bình Phước dài khoảng 53,3km, đoạn qua địa bàn tỉnh Bình Phước dài 7,1km. Quy mô đầu tư đường cao tốc hoàn thiện với quy mô 6 làn xe cao tốc, 2 làn dừng khẩn cấp, bao gồm các nút giao.

Theo kế hoạch, tỉnh Bình Dương sẽ triển khai đoạn tuyến 53,3km đoạn từ đường Vành đai 3 đến ranh tỉnh Bình Dương – Bình Phước, chia làm 2 đoạn tuyến. Đoạn từ Vành đai 3 – Cầu Khánh Vân (dài khoảng 7,7 km) giữ nguyên hiện trạng đã được đầu tư thuộc dự án ĐT.743 và ĐT.747B, tổng bề rộng nền từ 36 – 38m. Đoạn từ cầu Khánh Vân đến Chơn Thành (đoạn qua địa bàn tỉnh Bình Dương dài khoảng 45,6 km, đoạn qua tỉnh Bình Phước dài khoảng 7,1 km) được đầu tư với quy mô 4 làn xe hoàn chỉnh, có làn dừng khẩn cấp.

Ý tưởng hành lang liên kết vùng mới được Bình Dương và Tây Ninh thảo luận

Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam, VSIP tạo ra hành lang công nghiệp Phnom Penh (Campuchia) – Tây Ninh – Bình Dương – Long Thành – Cái Mép. Từ đó có thể phát triển tuyến cao tốc dài 260km kết nối giữa Tây Ninh – TP.HCM và Bình Dương, thúc đẩy giao lưu văn hóa xã hội, phát triển kinh tế dọc theo tuyến cao tốc Phnom Penh – Bavet (cửa khẩu Mộc Bài), bổ sung kết nối công nghiệp Bình Dương – Tây Ninh, đề xuất đầu tư tuyến đường quy mô 10 làn xe.

Ngoài ra, còn có thể phát triển tuyến đường sắt công nghiệp Bàu Bàng – Tây Ninh, phát triển tuyến đường sắt Bàu Bàng – Biên Hòa – Vũng Tàu trở thành trục giao thông chở hàng về cảng biển, sân bay quốc tế Long Thành – dự án quan trọng của vùng, quyết định vai trò chiến lược logistics của vùng kinh tế trọng điểm phía Nam. Trong đó, ga Dĩ An có giá trị chiến lược, là đầu mối trung tâm, kết nối toàn vùng, là cơ sở định vị Dĩ An trở thành trung tâm logistics của vùng kinh tế trọng điểm phía Nam.

Theo Hoàng Khôi Group

Bình luận trên Facebook
0 0 votes
Xếp hạng bình luận
0 Comments
Inline Feedbacks
View all comments
Menu